Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Hai công cụ của Trung Quốc nhằm gặm nhấm Biển Đông
Việc phối hợp hoạt động tàu cá và tàu hải cảnh có thể giúp Bắc Kinh âm thầm kiểm soát vùng tranh chấp với các nước láng giềng trên Biển Đông và Hoa Đông.

 


hai-cong-cu-cua-trung-quoc-nham-gam-nham-bien-dong


Các tàu cá Trung Quốc ở đảo Hải Nam. Ảnh: Xinhua

 

Ngày 6/8, Trung Quốc điều một lực lượng đông đúc gồm 13 tàu hải cảnh, trong đó một số tàu được vũ trang, cùng khoảng 230 tàu cá tiến vào vùng biển tranh chấp quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, làm dấy lên lo ngại về việc Bắc Kinh tăng cường sử dụng những công cụ này trong tranh chấp chủ quyền trên biển, theo Daily Beast.

 

"Những diễn biến như thế này tiềm ẩn nguy cơ làm leo thang căng thẳng đáng kể", Christopher Hughes, giáo sư chính trị quốc tế ở đại học Warwick, Anh, đánh giá. 

 

Theo Erickson, việc huy động lực lượng bán quân sự để thực hiện nhiệm vụ quân sự đem lại cho Bắc Kinh những lợi thế rõ ràng. Bằng việc triển khai lực lượng ngư dân do chính phủ kiểm soát, Bắc Kinh hy vọng sẽ đạt được mục đích củng cố yêu sách chủ quyền với vùng biển rộng lớn, nhiều cá và tài nguyên khoáng sản ở Tây Thái Bình Dương mà không gây ra nguy cơ đụng độ, xung đột quá lớn.

 

Nếu Trung Quốc điều các tàu chiến vũ trang hạng nặng đi vào vùng biển tranh chấp, các nước khác có thể phản ứng bằng cách điều tàu chiến của mình ra ngăn chặn, dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng trên biển, thu hút sự chú ý của cả thế giới.

 

Tuy nhiên, với việc điều ngư dân và tàu hải cảnh hộ tống đi vào vùng yêu sách chủ quyền của nước khác, Trung Quốc có thể phủ nhận ý đồ thực sự của mình cũng như có cơ hội để "la làng" rằng đối phương sử dụng vũ lực quá mức hoặc quay sang tố nước khác tấn công ngư dân họ.

 

Dân quân biển đã được Trung Quốc triển khai ở các vùng biển tranh chấp với các nước láng giềng, thậm chí là cả những vùng biển không tranh chấp của Indonesia và Malaysia. "Mọi người đều thấy một mô hình chung ở các vùng biển này", Erickson viết trên Twitter.




Lộng hành

 

Giáo sư Andrew Erickson ở Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ cho rằng dân quân biển của Trung Quốc đang trở thành lực lượng chủ lực trong chiến lược của nước này nhằm mở rộng quyền kiểm soát, gặm nhấm Biển Đông và biển Hoa Đông.

 

Lợi thế của việc triển khai tàu cá đi kèm tàu hải cảnh được thể hiện khá rõ trong sự cố diễn ra gần đây ngoài khơi quần đảo Natuna, khi tàu tuần tra Indonesia tìm cách bắt giữ tàu cá Trung Quốc đánh cá trái phép. Khi tàu Indonesia tìm cách lai dắt tàu cá Trung Quốc về cảng, bất ngờ tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện, gây áp lực, thậm chí đâm vào tàu cá để giải cứu. Tàu tuần tra Indonesia phải rút lui sau hành động đó.

 

hai-cong-cu-cua-trung-quoc-nham-gam-nham-bien-dong-1




Tàu cá Trung Quốc dàn hàng để đối phó tuần duyên Hàn Quốc trên biển Hoa Đông. Ảnh: AFP

 

Trên nhiều vùng biển khác, Trung Quốc đã nhanh chóng giành được lợi thế nhờ sự hiện diện đông đảo và lộng hành của lực lượng dân quân biển trong các khu vực tranh chấp.

 

Đội tàu cá này đã hỗ trợ rất đắc lực cho việc vận chuyển vật liệu, máy móc phục vụ cho dự án bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc trên các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

 

Hồi tháng 10 năm ngoái, khi tàu khu trục Mỹ USS Lassen đang tuần tra tự do hàng hải gần đảo nhân tạo phi pháp do Trung Quốc bồi lấp, các tàu cá Trung Quốc đã liều lĩnh áp sát tàu chiến Mỹ, thậm chí chạy cắt mặt phía trước để cản đường, bất chấp nguy cơ xảy ra va chạm.

 

Trong một thông điệp gửi đến người dân sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" Bắc Kinh đơn phương vẽ ra trên Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn kêu gọi tiến hành "chiến tranh nhân dân trên biển" để bảo vệ cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc.

 

Trước ý đồ lấn dần sự kiểm doát biển bằng công cụ hải cảnh và tàu cá của Trung Quốc, Nhật Bản đã thể hiện thái độ thận trọng và cảnh giác. Tokyo chỉ trao công hàm phản đối nhưng không điều tàu ra xua đuổi hạm đội tàu cá của Trung Quốc.

 

"Nếu Bắc Kinh muốn chiếm đảo mà không cần khơi mào một cuộc chiến, họ không cần sử dụng đến hạm đội tàu chiến, chỉ lực lượng dân quân biển là đủ để thực hiện điều này", bình luận viên David Axe của Daily Beast cảnh báo.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng (03-05-2024)
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)

Các bài viết cũ:
    Canh bạc liều lĩnh Trung Quốc bày ra trên Biển Đông (11-08-2016)
    Tàu chiến Mỹ diễn tập với hải quân TQ sau phán quyết Biển Đông (08-08-2016)
    Sự cẩn trọng của Philippines sau chiến thắng pháp lý ở Biển Đông (07-08-2016)
    Nghi thức rước đuốc Olympic đầu tiên và mục đích tuyên truyền của Hitler (06-08-2016)
    Xây cảng cá khổng lồ, Trung Quốc muốn thò tay xa hơn xuống Biển Đông (06-08-2016)
    Mặt trận bí mật Philippines ở Biển Đông (03-08-2016)
    Trung Quốc nổi giận vì bị Nhật chỉ trích gây bất ổn ở Biển Đông (03-08-2016)
    Trung Quốc chờ thời khuấy bão Biển Đông (02-08-2016)
    TQ tự diễn giải 'lãnh hải' ở Biển Đông, dọa bỏ tù người xâm phạm (02-08-2016)
    Hàng chục nghìn tàu cá Trung Quốc chuẩn bị đổ ra Biển Đông (01-08-2016)
    Báo Trung Quốc kêu gọi 'tấn công tàu Australia vào Biển Đông' (31-07-2016)
    Trung Quốc và Nga sắp tập trận ở Biển Đông (28-07-2016)
    Nghị sĩ Anh bức xúc vì bị Trung Quốc vơ vào video Biển Đông ở Mỹ (28-07-2016)
    Giữa bão Biển Đông, Mỹ tiếp cận lặng lẽ với Trung Quốc (26-07-2016)
    Bế tắc về vấn đề Biển Đông, ASEAN tìm cách thay đổi luật chơi (25-07-2016)
    Hai lý do TQ ngăn biểu tình chống phán quyết Biển Đông (23-07-2016)
    TQ tuyên bố tìm thấy hố sâu nhất thế giới ở Biển Đông (23-07-2016)
    Phán quyết 'đường lưỡi bò' phủ bóng hội nghị ASEAN tại Lào (22-07-2016)
    Nhật cảnh giác ý đồ quân sự Trung Quốc tại Biển Đông (21-07-2016)
    8 nghị sĩ Đài Loan lên đảo Ba Bình trái phép (20-07-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153168572.